UBND QUẬN HỒNG BÀNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
Số: 74 /KH-THCSNT
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trại Chuối, ngày 20 tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn
thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030
Căn cứ Kế hoạch số 2809/KH-SGDĐT ngày 09/12/2021 của Sở GD&ĐT về việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em của Ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2023;
Thực hiện Kế hoạch số 84/KH-GDĐT ngày 15/12/2021 của Phòng GD&ĐT về việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn quận Hồng Bàng giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường;
Trường THCS Nguyễn Trãi xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông nhằm đảm bảo tính mạng và sức khỏe của trẻ em.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em
- Giảm số trẻ bị tử vong và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ.
- Giảm số trẻ em bị tử vong do đuối nước.
- Phấn đấu trường đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn vào năm 2026 và phấn đấu duy trì, giữ vững các tiêu chí trong những năm tiếp theo.
2.2. Truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường và cha mẹ học sinh.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được cung cấp kiển thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.
- 90% trẻ em, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em năm 2025 và 95% vào năm 2030.
- Có kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh kiến thức, kỹ năng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giám sát trẻ em, học sinh trong thời gian các em học trực tuyến, nghỉ học, nghỉ hè.
-Tối thiểu 80% trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích vào năm 2025 và nâng dần tỷ lệ này lên 85% vào năm 2030.
- Tối thiểu 90% trẻ em, học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ bào năm 2025 và nâng dần tỷ lệ này lên 95% vào năm 2030.
- Tối thiểu 70% trẻ em từ lớp 6 đến lớp 9 biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước vào năm 2025 và phấn đấu đạt 90% vào năm 2030.
- 60% trẻ em từ lớp 6 đến lớp 9 biết bơi và có thể bơi an toàn vào năm 2025 và phấn đấu đạt 80% vào năm 2030.
2.3. Tham gia các lớp tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên do các cấp tổ chức.
- Phấn đấu đến năm 2025 có 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viê được tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và nâng dần tỷ lệ này lên 100% vào năm 2030.
- Bố trí cán bộ quản lý, giáo viên làm nhiệm vụ triển khai thu thập thông tin, dữ liệu về tai nạn, thương tích trẻ em.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
Đa dạng hóa các phương thức truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, chủ đề và nhóm đối tượng truyền thông đặc biệt chú ý truyền thông về phòng chống đuối nước, giao thông đường bộ, ngộ độc vì đây là những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong cho trẻ em.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông tại nhà trường thông qua các hoạt động: Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp…
Tổ chức vận động, ký cam kết với phụ huynh học sinh nghiêm túc chấp hành việc cho trẻ em, học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ và sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy. 100% học sinh kí cam kết đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
2. Hướng dẫn, tư vấn, giáo dục cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích. Thí điểm và nhân rộng các mô hình về tư vấn, giáo dục kiến thức, thực hành kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại nhà trường.
3. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhất là giáo viên chủ nhiệm.
4. Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
5. Xây dựng môi trường an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Hướng dẫn thực hiện và nhân rộng tiêu chuẩn trường học an toàn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với trường. Hướng dẫn cách sử dụng các trang thiết bị an toàn tại gia đình, trường học, cách loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học, gia đình, cộng đồng. Theo dõi, kiểm tra các tiêu chí đạt chuẩn trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Rà soát, hoàn thiện, thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể trong việc phát hiện, giám sát, đặt biển báo cảnh giới. Báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiến hành gia cố, cải tạo các khu vực có nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em.
6. Các can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa tai nạn giao thông trẻ em, phòng ngừa ngã, cháy, bỏng, động vật cắn, phòng ngừa trẻ em tự tử.
- Với nội dung phòng, chống đuối nước trẻ em:
+ Tăng cường tư vấn, giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, học sinh tại nhà trường.
+ Xây dựng phương án can thiệp loại bỏ nguy cơ gây tai nạn đuối nước và phòng, chống đuối nước trong thiên tai, bão lũ.
+ Nhân rộng mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em, học sinh đặc biệt mô hình dạy bơi an toàn.
+ Trang bị kiến thức và kỹ năng về sơ, cấp cứu khi bị tai nạn thương tích cho trẻ em, học sinh đặc biệt là kiến thức về sơ cấp cứu tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông.
+ Tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em, học sinh.
- Với nội dung phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em
+ Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh sử dụng các trang thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường bộ như: mũ bảo hiểm, dây đai an toàn, ghế ngồi an toàn.
+ Mời các cơ quan chuyên ngành, tổ chức các buổi học ngoại khóa để nâng cao kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông cho trẻ em, học sinh đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng, các quy định an toàn giao thông đường bộ cho phụ huynh học sinh.
+ Nhân rộng các mô hình an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em, mô hình cổng trường an toàn.
+ Phối hợp với công an phường Trại Chuối tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em tại khu vực tập trung đông trẻ em, học sinh.
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn giao thông cho trẻ em, học sinh.
- Với nội dung phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em
+ Rà soát và thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em tại trường học.
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em tại trường học.
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn phòng, chống rơi, ngã cho trẻ em.
- Với nội dung phòng, chống cháy, bỏng cho trẻ am
+ Rà soát và thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về phòng, chống cháy, bỏng cho trẻ em
+ Cung cấp, hướng dẫn cho cha mẹ trẻ em, học sinh những kiến thức kỹ năng về phòng, chống cháy, bỏng, xử lý tình huống nguy hiểm và sơ cấp cứu khi bị cháy, bỏng.
+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định, tiêu chauanr an toàn về phòng, chống cháy, bỏng tại trường học.
- Với nội dung phòng, chống động vật cắn cho trẻ em
+ Tuyên truyền các quy định về phòng, chống tai nạn do động vật cắn đối với trẻ em, học sinh nhất là động vật nuôi trong gia đình như: chó, mèo, ong… cung cấp, hướng dẫn cho trẻ em, học sinh các kiến thức, kĩ năng về phòng, chống động vật cắn và sơ cấp cứu khi bị động vật cắn.
- Với nội dung phòng ngừa học sinh tự tử
+ Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân tử tự ở học sinh.
+ Rà soát các quy định pháp luật, chính sách về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
+ Cung cấp, hướng dẫn cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh các kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa tự tử.
+ Tăng cường vai trò tư vấn tâm lí, nắm bắt diễn biến tâm lý học sinh nhằm phát hiện sớm và theo dõi, hỗ trợ, các trường hợp học sinh có nguy cơ tự tử.
7. Tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng trong thực hiện chương trình.
8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, thu thập số liệu, chỉ tiêu về tai nạn, thương tích trẻ em.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Ban giám hiệu
- Xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá nguy cơ gây tai nạn thương tích trong trường học và đề xuất kiến nghị với các cấp có thẩm quyền. Đồng thời chủ động có giải pháp khắc phục phòng ngừa đảm bảo an toàn nơi tập thể dục, thể thao.
- Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê báo cáo theo quy định.
2. Giáo viên, nhân viên
- Tuyên truyền tới học sinh, cha mẹ học sinh thực hiện tốt phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, học sinh.
- Tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong nhà trường, chú trọng kiến thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông và đuối nước; giáo dục kĩ năng bơi an toàn cho học sinh
3. Tổ bảo vệ, giáo viên trực ban, thiết bị.
- Tổ bảo vệ, giáo viên trực ban, cán bộ thiết bị thường xuyên kiểm tra, rà soát tất cả các khu vực trong trường, trên lớp học để đảm bảo an toàn, kịp thời có phương án sửa chữa, thay thế, loại bỏ cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học đã cũ, quá hạn, có nguy cơ xảy ra tại nạn đối với học sinh.
Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2021-2030. Đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời báo với Ban giám hiệu để được hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT quận.
- BGH;
- GV-TPT đội;
- Lưu: VT.
|
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Mai
|