UBND QUẬN HÔNG BÀNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
|
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trại Chuối, Ngày 17 tháng 05 năm 2022
|
gioi-thieu-ve-truong_26202215.doc
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ TRƯỜNG I. Giới thiệu tổng quan về trường
1. Quá trình xây dựng và phát triển
Trường THCS Nguyễn Trãi được thành lập từ năm 1983 với tên gọi là trường THPTCS Nguyễn Trãi, năm 1994 trường được tách thành hai đơn vị là trường TH Nguyễn Trãi và trường THCS Nguyễn Trãi theo quyết định của số 240/QĐ-UBDN ngày 15/6/1994 của UBND quận Hồng Bàng. Từ khi thành lập đến nay nhà trường đã và đang từng bước phát triển bền vững, tháng 3/2007 nhà trường đã vinh dự được UBND thành phố Hải Phòng trao bằng trường học đạt chuẩn Quốc gia và trở thành ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh của phường Trại Chuối quận Hồng Bàng.
Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.
Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Nguyễn Trãi là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng với các trường trong quận Hồng Bàng góp phần xây dựng ngành giáo dục Hồng Bàng phát triển kịp với yêu cầu kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng.
2. Về đội ngũ
- Tæng sè c¸n bé gi¸o viªn: 29 ngêi, trong ®ã:
+ Ban gi¸m hiÖu: 02
+ Gi¸o viªn trùc tiÕp gi¶ng d¹y: 23
+ Nhân viên: 04
- Biªn chÕ: 26 ngêi .
- Hîp ®ång: 03 b¶o vÖ
- Tuổi bình quân của cán bộ giáo viên là: 35,4 tuổi.
- Đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn:
+ Đạt chuẩn: 82,8%
+ Trên chuẩn: 8,6%
+ Chưa đạt chuẩn: 8,6 (2giáo viên chưa đạt chuẩn)
- Số lượng giáo viên đảm bảo đủ theo biên chế các bộ môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cán bộ quản lý nhà trường: Có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và trình độ, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, hoạt động đều tay. Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong công việc, khắc phục khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
3. Những thành tích nổi bật
- Nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, được UNBD Quận tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong công tác ôn thi vào 10 và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học: Năm học 2018 - 2019 nhà trường được UBND quận Hồng Bàng tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Được UBND quận Hồng Bàng tặng giáy khen có thành tích xuất sắc trong công tác ôn thi vào 10 THPT tăng 71 bậc so năm học trước. Năm học 2019 - 2020 nhà trường được UBND quận Hồng Bàng tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Được UBND quận Hồng Bàng tặng giáy khen có thành tích xuất sắc trong công tác ôn thi vào 10 THPT tăng 46 bậc so năm học trước. Nhiều đồng chí được biểu dương khen thưởng trong lễ tống kết năm học có thành tích xuất sắc trọng công tác ôn thi vào 10 THPT.
- Năm học 2020 - 2021 tiếp tục nhà trường chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các kế hoạch và hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học. 100% cán bộ giáo viên nhân viên đăng ký tham gia các cuộc thi đua do ngành phát động. 100% CBGVNV đăng ký đổi mới phương pháp trong công tác dạy và học ngay từ đầu năm học. Về hoạt động chuyên môn được Sở GDĐT, Phòng GDĐT thanh tra, kiểm tra được đánh giá xếp loại tốt.
- Năm học 2021 - 2022 ngay từ đầu năm học nhà trường triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành. 100% cán bộ giáo viên nhân viên đăng ký tham gia các cuộc thi đua do ngành phát động. 100% CBGVNV đăng ký đổi mới phương pháp trong công tác dạy và học ngay từ đầu năm học. Tham mưu kịp thời cho UBDQ quận Hồng Bàng đầu tư CSVC nên cảnh quan của nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp hợn được PHHS và HS tin tưởng. Về hoạt động Chuyên môn nhà trường luôn được Sở GDĐT, phòng PGĐT về kiểm tra đánh giá xếp loại tốt. Đặc biệt trong công tác ôn thi vào 10 THPT nhà trường tập trung toàn lực bám sát cấu trúc đề thi vào 10 của Sở GDĐT và tổ chức các kỳ khảo sát của nhà trường, từ kết quả kết quả khảo sát có biện pháp nhắc nhở, động viên thầy và trò cố gắng để đạt kết quả cao hơn. Sau mỗi kỳ khảo sát nhà trường tổ chức họp PHHS thông báo kết quả khảo sát cho PHHS nắm bắt được, để có biện pháp đôn đốc nhắc nhở học sinh tập trung học tốt hơn.
- Công tác giáo viên dạy giỏi:
+ 02 đồng chí giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố được bảo lưu.
+ 06 đồng chí giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quận.
+ 01 đồng chí giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp quận.
+ 01 đồng chí giáo viên đạt danh hiệu giáo viên tổng phụ trách giỏi cấp quận.
- Công tác học sinh giỏi: Năm học 2021 - 2022 (do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều cuộc thi học sinh giỏi không tổ chức) HS giỏi cấp thành phố, cấp quận đạt 08 giả.
- 100% HS khối 9 được xét công nhận tốt nghiệp năm học 2021 - 2022.
- Nhiều đồng chí được UBND quận Hồng Bàng khen thưởng có thành tích xuất sắc trong công tác ôn thi vào 10 THPT.
- Chi bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh năm 2021. 100% Đảng viên hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Công tác y tế: Xếp loại Tốt; chữ thập đỏ: Xếp loại xuất sắc
4. Về cơ sở vật chất
- Tổng diện tích khuôn viên nhà trường là 4679 m2.
- Trường đã được Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng quan tâm, tạo điều kiện nên hiện nay cơ sở vật chất nhà trường khang trang, sạch đẹp đáp ứng được yêu cầu dạy và học.
- Nhà trường có 12 phòng học; 03 phòng bộ môn (Phòng Sinh, Hóa, Tin); 11 phòng chức năng; 01 phòng hội đồng.
- Trang thiết bị ở các phòng học tương đối đầy đủ đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập.
5. Chất lượng giáo dục
- Số học sinh hàng năm duy trì 400 HS. Đa số các em được gia đình tạo điều kiện học tập tốt và có ý thức tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường.
- Kết quả chất lượng giáo dục toàn diện luôn được duy trì và nâng cao.
+ Xếp loại hai mặt giáo dục:
Xếp loại
Năm học
|
Học lực
|
Hạnh kiểm
|
Giỏi
|
Khá
|
TB
|
Yếu
|
Kém
|
Tốt
|
Khá
|
TB
|
Yếu
|
2020-2021
|
52,32%
|
41,81%
|
5,87%
|
0,6%
|
0%
|
98 %
|
1,97 %
|
0,6%
|
0%
|
2021-2022
|
41,35%
|
38,59%
|
19,29%
|
0,77
|
0%
|
96,7%
|
3,3%
|
0%
|
0%
|
- Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCS những năm học gần đây đều đạt 100%.
- Tổng số giải học sinh giỏi các cấp được nâng cao cả về chất lượng và số lượng.
- Tỷ lệ học sinh lớp 9 đỗ THPT vào 10 công lập năm sau cao hơn năm trước được UHND quận Hồng Bàng tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong công tác ôn thi vào 10 THPT:
+ Tỷ lệ đỗ vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020: 64,71%
+ Tỷ lệ đỗ vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021: 73,97%
6. Về cơ sở vật chất
- Trường đã được Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng và phường Quán Toan quan tâm, tạo điều kiện nên hiện nay cơ sở vật chất nhà trường đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học.
- Tổng diện tích khuôn viên nhà trường là 4679 m2.
- Nhà trường có 12 phòng học, 03 phòng bộ môn (28,6m2/ phòng), 01 phòng Thư viện (54m2) 5 phòng chức năng, 01 phòng hội đồng.
- Trang thiết bị ở các phòng học tương đối đầy đủ phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy và học tập.
II. Điểm hạn chế
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên ra trường còn trẻ kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như chuyên môn còn hạn chế. Chưa chủ động, linh hoạt trong công việc.
- Chất lượng học sinh: Trường đóng trên địa bàn dân cư trình độ dân trí thấp nhận thức của PHHSD còn nhiều hạn chế và hoàn cảnh gia đình phức tạp nên việc quan tâm giáo dục con em còn hạn chế, do đó ảnh hưởng nhiều đến rất nhiều chất lượng giáo dục học sinh.
- Cơ sở vật chất:
+ Chưa đồng bộ, thiếu về số lượng phòng chức năng, phòng bộ môn. Đặc biệt diện tích các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng được xây dựng nhiều năm nay nên không đảm bảo đạt tiêu chuẩn diện tích phòng học đạt chuẩn, xây một cửarhoong có lối thoát hiểm.
III. Thời cơ
- Đa số thầy cô giáo của trường đã có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trong khu vực.Có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trách nhiệm cao trong công việc được giao. Đoàn kết, thống nhất cao trong mọi công việc.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Có nhiều cơ hội được học tập bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.
- Được sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với
giáo dục. Phần lớn cha mẹ học sinh ngày một quan tâm hơn đến chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.
IV. Thách thức
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và xã hội.
- Cơ sở vật chất của nhà trường cần được sửa sang, bổ sung cho khang trang, hiện đại, trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh.
- Các trường THCS trong quận và thành phố không ngừng phát triển và lớn mạnh đòi hỏi nhà trường liên tục thi đua và không ngừng phấn đấu.
V. Xác định các vấn đề ưu tiên
- Xây dựng cơ sở vật chất để ngôi trường khang trang, sạch đẹp, đồng bộ hơn, tiến tới chuẩn và hiện đại.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Nâng cao chất lượng và số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi trong các kỳ thi và nâng tỷ lệ học sinh đỗ vào THPT công lập.
- Quan tâm đến giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh cá biệt.
- Áp dụng các chuẩn quy định của Bộ Giáo dục vào việc đánh giá đội ngũ, đánh giá chất lượng của nhà trường.
PHẦN II: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Tầm nhìn
Xây dựng ngôi trường thân thiện, mọi thành viên đều được tạo điều kiện học tập, phấn đấu và cống hiến. Phấn đấu trường học đạt chuẩn giai đoạn 2 và là trường tiên tiến xuất sắc của quận.
2. Sứ mạng
- Tạo dựng được môi trường giáo dục: Nề nếp - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm.
- Giáo dục học sinh phát triển toàn diện đạt chất lượng cao, quan tâm đến giáo dục đạo đức và rèn kỹ năng sống cho học sinh.
3. Giá trị
Xây dựng và khẳng định niềm tin đối với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương bằng hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:
- Đoàn kết
|
- Hợp tác
|
- Thân thiện
|
- Sáng tạo
|
- Trách nhiệm
|
- Đổi mới
|
- Dân chủ
|
- Phát triển.
|
PHẦN III: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
I. Mục tiêu chung
- Xây dựng được môi trường giáo dục có nề nếp, kỷ cương, có uy tín về chất lượng giáo dục để mỗi giáo viên và học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.
- Là ngôi trường đẹp, thân thiện, học sinh được phát triển toàn diện.
- Trường duy trì trường đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cấp độ 3: Thời gian vào năm 2016 đến 2020; Trường đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
II. Mục tiêu cụ thể
1. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên
- Xây dựng đội ngũ giáo viên đồng bộ cả về số lượng, cơ cấu, đảm bảo trình độ và năng lực ngày càng cao.
- Nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ giáo viên, nhân viên, tạo điều kiện tốt nhất để mọi thành viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ tin học đảm bảo việc ứng dụng CNTT trong dạy học, trong quản lý.
2. Học sinh
2.1 Chất lượng học tập
- Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Giữ vững và phát huy tỷ lệ học sinh giỏi, khá từ 85% trở lên, giảm tỷ lệ học sinh yếu còn dưới 3%.
- Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100%. Chất lượng học sinh vào THPT hệ công lập đạt tỷ lệ từ 55% - 60% trở lên.
- 100% học sinh khi tốt nghiệp THCS đều hoàn thành chương trình nghề phổ thông và được cấp chứng chỉ.
- Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, năm sau cao hơn năm trước.
2.2 Chất lượng đạo đức và kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Chất lượng đạo đức: 98 % hạnh kiểm khá, tốt. Không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu.
- Học sinh được trang bị kỹ năng sống cơ bản, tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện...
- Tham gia tích cực các hoạt động phong trào, công tác Đoàn đội xếp loại xuất sắc được nhận bằng khen của Thành Đoàn.
3. Cơ sở vật chất và xã hội hoá giáo dục
- Duy trì đầy đủ trang thiết bị dạy học đặc biệt là các phòng thực hành bộ môn và các phương tiện dạy học hiện đại để giáo viên và học sinh thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Từng bước xây dựng thư viện điện tử, hoàn thiện trong những năm học tới.
- Các máy tính có chất lượng tốt, được nối mạng LAN và kết nối internet phục vụ hiệu quả cho công tác dạy và học.
- Duy trì trang website của trường, xây dựng trường học điện tử.
- Tiếp tục tham mưu với UBND quận trong năm 2017 xây dựng lại cổng trường, tường bao quanh trường, lát gạch toàn bộ sân trường.
- Tiếp tục duy trì và phát triển tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị.
- Cảnh quan nhà trường thường xuyên Xanh - Sạch - Đẹp.
4. Quản lý
- Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý hợp lý về độ tuổi, bộ môn và trình độ.
- Trẻ hoá đội ngũ CBQL, phấn đấu đến năm 2025 độ tuổi trung bình của CBQL là 40 tuổi.
- Nâng cao năng lực cho CBQL: Trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; trình độ chuyên môn đại học; nghiệp vụ quản lý Nhà nước trung cấp; trình độ tin học và ngoại ngữ B.
PHẦN IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá.
- Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp của nhà trường, mỗi cán bộ quản lý và mỗi giáo viên đều có một sáng kiến đổi mới. Đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng. phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
- Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có những kỹ năng sống cơ bản. (Phụ trách: Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Bí thư chi đoàn, TPT Đội)
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá, giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. (Phụ trách: BGH, Ban chấp hành Công đoàn, Tổ trưởng CM)
- Chú trọng các biện pháp bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên qua các đợt bồi dưỡng trong hè, các hình thức sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, tự tích luỹ, viết, áp dụng và phổ biến SKKN.
- Quan tâm đến những giáo viên đổi mới phương pháp còn chậm, trình độ chuyên môn chưa cao bằng cách tăng cường dự giờ, góp ý xây dựng tiết dạy.
- Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; phát hiện và bồi dưỡng những giáo viên trẻ, có năng lực, nhiệt tình làm đội ngũ nòng cốt trong phát triển chuyên môn. Tăng cường những tiết lên lớp mẫu, tiết dự thi giáo viên dạy giỏi, thể nghiệm các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm. Qua đó giáo viên được dự giờ rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn.
Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Tích cực tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo để được nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất xây dựng nhà trường.
- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và đồng bộ. Bảo quản và khai thác sử dụng hiệu quả, lâu dài.
- Nâng cấp trang phòng tin học để giáo viên và học sinh tích cực khai thác trong giảng dạy và học tập, đặc biệt là tích cực các cuộc thi qua mạng do ngành tổ chức.
- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử... Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng máy tính và các phần mềm tiện ích thành thạo phục vụ công việc.
- Làm tốt công tác quản lý và bảo vệ tài sản. Chỉ đạo cán bộ thiết bị quản lý tốt cơ sở vật chất các phòng học, phòng chức năng, phòng hiệu bộ và việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên sao cho hiệu quả và có chất lượng nhất.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách phòng thiết bị; kế toán, nhân viên thiết bị.
4. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường.
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.
- Nguồn lực tài chính:
+ Ngân sách Nhà nước
+ Nguồn vận động xã hội hoá: Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức cá nhân, phụ huynh học sinh.
+ Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của Nhà trường
- Nguồn lực vật chất:
Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.
+ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.
Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Kế toán, Ban đại diện CMHS.
5. Xây dựng thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường bằng c¸ch thùc hiÖn hiÖu qu¶ bèn gi¶i ph¸p trªn. Tuyªn truyÒn réng r·i ®Õn nh©n d©n ®Þa ph¬ng nh÷ng thµnh tÝch mµ nhµ trêng ®· ®¹t ®îc th«ng qua c¸c cuéc häp phô huynh hoÆc c¸c cuéc häp víi c¸c cÊp ñy ®¶ng, chÝnh quyÒn vÒ c¸c vÊn ®Ò cã liªn quan ®Õn gi¸o dôc.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường, b»ng c¸c h×nh thøc:
+ Thùc hiÖn 3 c«ng khai: C«ng khai chÊt lîng gi¸o dôc cña nhµ trêng, c«ng khai c¸c kÕ ho¹ch, kÕt qu¶ c«ng viÖc cña nhµ trêng mét c¸ch ®Çy ®ñ, kÞp thêi vµ chÝnh x¸c b»ng nhiÒu h×nh thøc: Th«ng qua héi nghÞ, qua hÖ thèng b¶ng tin, loa ph¸t thanh cña phêng vµ trang web cña Phßng Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Hång Bµng ®Ó mäi ngêi biÕt ®Õn vµ còng nhËn ®îc ý kiÕn tham gia cña nhiÒu ngêi
+ Yªu cÇu mçi thµnh viªn trong nhµ trêng ®Òu nªu cao tinh thÇn lµm chñ, chñ ®éng n¾m b¾t vµ tuyªn truyÒn nh÷ng tin tøc tÝch cùc nhÊt nh»m x©y dùng th¬ng hiÖu cho nhµ trêng trong nh©n d©n.
PHẦN V: TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1.Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược
Ban chỉ đạo sẽ điều chỉnh, bổ sung hằng năm cho phù hợp với tình hình nhân sự
2. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Nguyễn Trãi được thông qua Hội đồng trường để quyết nghị thống nhất những chỉ tiêu, biện pháp, giải pháp. Phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
3. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược
sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
4. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
- Giai đoạn 1: Từ năm 2016-2020: Đầu tư xây dựng CSVC và phát triển chất lượng giáo dục mũi nhọn; đặc biệt chú trọng đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục; phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2 vào năm 2020- 2025.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2020-2024: Hoàn thiện CSVC theo hướng hiện đại hoá; duy trì trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Hoàn thành các mục tiêu chiến lược. Phát triển nhà trường một cách bền vững, hiệu quả.
- Tầm nhìn đến 2025: Xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn tiếp theo; theo đề án của thành phố sát nhập thành liên trường.
5. Phân công thực hiện
- Chi bộ lãnh đạo nhà trường và các tổ chức đoàn thể phối hợp thực hiện các mục tiêu đề ra.
- Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm cụ thể hoá chiến lược nhà trường trong kế hoạch từng năm học, chỉ đạo thực hiện và tạo nguồn lực cho việc triển khai hiệu quả các kế hoạch. Thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra và đánh giá công bằng, khách quan, hiệu quả theo từng năm học.
- Phó hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất các giải pháp thực hiện.
- Tổ trưởng chuyên môn và trưởng các đoàn thể: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của từng bộ phận, từng tổ trên cơ sở của chiến lược này. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Cán bộ giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch công tác cá nhân theo từng học kỳ, năm học, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh (Đề xuất của nhà trường) Tổ chức triển khai chiến lược trong các buổi họp phụ huynh, thống nhất quan điểm thực hiện, hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động.
PHẦN VI: KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2016 - 2025, trường THCS Nguyễn Trãi quận Hồng Bàng có nhiều cơ hội song thách thức cũng không phải là ít. Nhà trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục 2016 - 2025 là tâm huyết và trí tuệ của một tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho học sinh, cho phụ huynh, nhân dân và chính quyền địa phương. Rất mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo. Sự đồng lòng của cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh toàn trường quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
Nơi nhận:
- UBND quận ( Để phê duyệt); HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT (Báo cáo) ;
- Đảng uỷ - UBND phường Trại Chuối (B/cáo);
- Lưu VP.
Ngô Thị Thủy Huệ